Người bệnh gút có ăn được tôm không? Những nguyên tắc ăn hải sản dành cho người bệnh
Người bệnh gút cần tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Vậy bệnh gút có ăn được tôm không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp bằng những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu về bệnh gút
Bệnh gút có tên tiếng anh là Gout, hay nói theo cách hán việt là thống phong – đây là một loại dạng viêm khớp, bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh gút gặp ở những người đàn ông trung niên, thường có biểu hiện qua những cơn đau, sưng khớp. Điểm đặc thù là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp.
Bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm,…
Thông thường, axit uric hòa tan trong máu. Nó bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu. Tuy nhiên, axit uric có thể tích tụ lại trong máu khi:
- Gia tăng lượng axit uric cơ thể tạo ra
- Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin
- Thận không bài tiết hết axit uric
- Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút
Giá trị dinh dưỡng trong tôm
1. Cung cấp protein dồi dào
Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Theo phân tích, trong 100g nguồn dinh dưỡng trong tôm tươi có đến 18,4g protein. Bên cạnh đó, cùng với trứng, thịt, cá thì tôm cũng là nguồn cung cấp đạm quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt.
2. Bổ sung vitamin B12
Vitamin B12 (Cobalamin) là loại vitamin phức tạp nhất tham gia vào quá trình sinh hóa và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người. Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp nucleotic, protein, biến dưỡng carbohydrat và chất béo.
Theo phân tích, cứ trong 100g tôm chứa 11.5μg vitamin B12. Trong các loại tôm, tôm hùm đất giàu lượng vitamin B12 nhất.
3. Bổ sung chất sắt
Sắt là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần có cho tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, cơ thể dễ gặp tình trạng thiếu máu, mệt lả và khó thở. Để giải quyết những vấn đề sức khỏe đó, hấp thu dinh dưỡng trong tôm là cách tốt nhất.
4. Chứa dồi dào lượng selen – ngừa ung thư
Cứ 100g tôm cung cấp hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày. Các bác sĩ khuyên chúng ta nên thường xuyên ăn tôm để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Bởi dưỡng chất selen có trong tôm được xem như một “anh hùng” chuyên loại bỏ và thải trừ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
5. Cung cấp canxi
Không có gì quá ngạc nhiên khi người ta thường chọn tôm trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Vì cứ trong 100g tôm có đến 2000 mg canxi. Khoa học đã chứng minh canxi là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương, góp phần hệ xương khỏe mạnh.
6. Chứa nhiều omega – 3
Dinh dưỡng trong tôm chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm. Ngoài ra các axit béo omega-3 còn giúp chống oxy hóa, đẩy lùi quá trình lão hóa.
Người bị bệnh gout có được ăn tôm không?
Do thực phẩm đều chứa một hàm lượng puric nhất định – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh gút nên nhiều người bệnh thắc mắc: “Bệnh gút có ăn được tôm không?”, ”tôm có chứa hàm lượng purin cao không”,…Khi bị bệnh gout, tức là hàm lượng acid uric trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép. Hàm lượng acid uric dư thừa sẽ kết tinh lại với nhau tạo thành các muối urat tích đọng tại xương khớp gây viêm khớp gout, hình thành các cục tôn phi phá hủy khớp xương.
Theo các nghiên cứu thu thập được, tôm thuộc nhóm purin rất cao, thực phẩm này chứa tới từ 100- 1000milogam purin mỗi lần ăn tầm 80- 100g tôm. Cũng theo đó, những loại thực phẩm có chứa chất purin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa biến đổi thành acid uric máu gây ra bệnh gout. Trong khi đó tôm lại là loại thực phẩm có nguồn purin khá cao, khi ăn nhiều tôm sẽ làm acid uric trong máu cao hơn,từ đó làm cho bệnh tình gout nghiêm trọng hơn.
Thường khi ăn nhiều tôm trong bữa ăn sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát gout cấp tính gây đau nhức, sưng, buốt nóng ở một số khớp ( khớp ngón chân cái, khớp gối, khớp khuỷu tay, bàn tay,…). Ngoài ra, thực phẩm tôm còn có chứa nhiều thành phần khác như cholesterol làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, người bị gout dễ gặp phải biến chứng về tim mạch như tăng huyết áp, xơ vỡ động mạnh, đột quỵ….
Do đó nếu muốn việc điều trị bệnh gút một cách tích cực, người bệnh nên ”cảnh giác” khi thêm tôm vào thực đơn hằng ngày.
Người bệnh gout nên ăn hải sản như thế nào?
Ngoài việc biết được câu trả lời cho câu hỏi bệnh gút có ăn được tôm không, người bệnh cũng nên biết cách ăn hải sản như thế nào để tốt nhất cho bệnh tình của mình.
Không uống chất kích thích như rượu, bia khi ăn hải sản
Thói quen ăn hải sản uống bia thường thấy ở rất nhiều người. Tuy nhiên người bệnh gút tuyệt đối không nên uống bia khi ăn hải sản, điều này chỉ càng làm cho nồng độ acid uric cao hơn trong cơ thể, gây nghiêm trọng hơn cho bệnh gout. Các thực phẩm như: tôm, cua, cá… sau khi vào cơ thể có thể hình thành axit uric, nếu lượng axit uric quá nhiều không được đào thải ra khỏi cơ thể không chỉ khiến bệnh gout trở nên trầm trọng hơn mà còn có khả năng dẫn tới bệnh sỏi thận…
Kiêng ăn cùng với thực phẩm có chứa nhiều canxi
Mặc dù canxi rất tốt cho người bệnh gút nhưng nó sẽ gây phản ứng ngược khi ăn cùng với hải sản. Khi ăn đồng thời 2 thứ này cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein. Đồng thời, canxi trong hải sản còn có thể kết hợp với tanin trong hoa quả tạo thành phức hợp canxi khó hòa tan, không tốt cho dạ dày, đường ruột, thậm chí còn dẫn tới triệu chứng đau bụng, buồn nôn… Những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như các loại đậu non còn nguyên vỏ, bông cải xanh, khoai lang, cam, hạt hạnh nhân, sữa…
Sau khi ăn hải sản không nên uống trà
Sau khi ăn hải sản mà uống trà là điều cấm kỵ đối với những người mắc bệnh gout. Bởi trong lá trà cũng chứa lượng lớn tannin, chất này sẽ kết hợp với canxi trong hải sản hình thành phức hợp canxi khó hòa tan. Do đó, chuyên gia khuyến cáo khi ăn hải sản không nên uống trà, để đảm bảo an toàn, tốt nhất là uống cách 2 giờ đồng hồ trở lên.
Trên đây là giải đáp của Thuocdantoc về vấn đề: “Bị bệnh gút có ăn được tôm không?”. Không chỉ với tôm, người bệnh nên cẩn trọng với tất cả các loại hoại sản khi sử dụng bởi loại thực phẩm này giàu chất đạm, hàm lượng purin cao, không tốt cho người bệnh gút. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Thuocdantoc sẽ phản hồi sớm nhất.
Xem thêm: Người bệnh gút nên kiêng ăn gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!