Bệnh gút có uống được sữa đậu nành không? Lưu ý người bệnh cần ghi nhớ đối với loại thực phẩm này
Sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người lựa chọn bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Nhưng liệu người bệnh gút có uống được sữa đậu nành không? Cùng Thuocdantoc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu về bệnh gút
Gút là một bệnh lý viêm khớp do rối loạn chuyển hóa các purin (quá trình chuyển hóa các acid nhân của mọi tế bào), một bệnh lý quan trọng nhất trong nhóm các bệnh khớp do tinh thể (Crystal Arthropathies) đưa đến tình trạng tăng acid uric trong máu, gây ra tình trạng đau nhức, sưng viêm, tấy đỏ tại các khớp ngón tay, chân, bàn chân, đầu gối,…
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gút, nhưng chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Theo đó, khi cơ thể nạp vào quá nhiều loại thực phẩm giàu chất purin thì nguy cơ dễ mắc bệnh gout càng tăng cao. Các loại thực phẩm giàu purin phải kể tới là: các loại thịt đỏ (thịt bò, thị lợn, thịt dê,…); Hải sản (Tôm, cua, cá ngừ,..), Các loại rau chứa nhiều purin (măng tây, nấm, rau bina, cà chua…).
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của sữa đậu nành đối với sức khoẻ
Thành phần dinh dưỡng:
Theo tài liệu khoa học, đậu nành (hay còn gọi là đậu tương) có tên khoa học là Glycine Soia Siebold et Zucc thuộc họ cánh bướm. Trong một cây đậu nành có chứa khá nhiều dưỡng chất quan trọng, cụ thể: 12% nước, 16% gluxit, 24% protein, 6% muối khoáng cùng một số chất khác như nitơ, vitamin B1, B2, A, D, E, các loại men có lợi cho tiêu hóa.
Sữa đậu nành có chứa các acid béo omega-3 và omega-6, cùng chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ mạch máu khỏi các tổn thương hoặc xuất huyết. Những hợp chất có lợi này khi vào cơ thể sẽ bám bào niêm mạch mạch máu và bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Cơ chế hoạt động này giúp cơ thể chống lại quá trình lão hóa và tiền cholesterol. Ngoài ra uống sữa đậu nành còn cải thiện tính lưu chuyển, cũng như sự linh hoạt của các mạch máu, từ đó giúp cơ thể chịu được sự thay đổi của huyết áp.
Không chỉ có tác dụng trong phòng ngừa các bệnh về tim mạch, chống lão hoá,..sữa đậu nành còn được xem là một vị thuốc giúp dưỡng da trắng sáng, hồng hào. Có khá nhiều cách sử dụng sữa đậu nành để làm đẹp, bên cạnh việc uống sữa đậu nành mỗi ngày thì các bạn có thể tham khảo một số cách như: rửa mặt, đắp mặt nạ sữa đậu nành.
Người bệnh gút có uống được sữa đậu nành không?
Câu trả lời là nên hạn chế, không nên lạm dụng uống quá nhiều vì trong sữa đậu nành chứa nhiều purien, nếu nạp quá nhiều vào cơ thể chỉ làm gia tăng tình trạng bệnh mà không có tác dụng bồi bổ sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, một kết quả nghiên cứu của TS Teng Gim Gee – chuyên gia tư vấn cao cấp, khoa xương khớp, bệnh viện đại học quốc gia Singapore lại cho thấy, những người mắc bệnh gout sử dụng thêm đậu nành có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
Cũng theo GS Koh Woon-Puay – trưởng y khoa Duke NUS, Singapore thì đậu nành không liên quan tới nguy cơ mắc bệnh gout cũng như không có nhiều khả năng làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu.
Do đó, để giảm thiểu những lo lắng về bệnh gout, người bệnh nên lắng nghe những lời khuyên cụ thể của chuyên gia, thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp với bản thân mình. Đồng thời, có thể sử dụng đậu nành một cách vừa phải, không quá lạm dụng để góp phần bồi bổ sức khỏe, đẩy lùi nỗi lo bệnh gút.
Một số lưu ý khi sử dụng đậu nành
Mặc dù sữa đậu nành rất tốt cho sức khoẻ, trong đó có người bệnh gút, tuy nhiên, việc chế biến hoặc sử dụng không đúng cách có thể làm mất đi dinh dưỡng vốn có có trong loại sữa này. Vì thế, người bệnh khi uống sữa đậu nành cần chú ý một số điều sau đây:
Đun sôi sữa đậu nành
Không nên đun sôi sữa đậu nành trước khi uống bởi một số chất ức chế men Trypsin, saponin trong sữa đầu nành sống sẽ không có lợi cho cơ thể, gây buồn nôn, đau bụng đi ngoài,… thậm chí là gây ngộ độc.
Không uống cùng trứng gà
Không nên đánh trứng cùng sữa đậu nành, việc này không làm tăng thêm chất dinh dưỡng mà hoàn toàn ngược lại. Khi lòng trắng trứng kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa, cơ thể không thể hấp thu được.
Không nên uống quá nhiều
Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc, đối với người lớn là không quá 500ml để tránh đau bụng đi ngoài khi các chất dinh dưỡng trong sữa không được hấp thụ hết.
Người bệnh gút nên uống sữa gì?
Sữa tươi
Sữa tươi và các chế phẩm của sữa tươi giúp làm giảm lượng acid uric trong máu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1- 2 cốc sữa tươi, uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.
Sữa ensure
Có thể nói, người bị bệnh gút có uống được sữa ensure không là câu hỏi mà các chuyên gia dinh dưỡng thường hay nhận được. Theo nhận định từ các chuyên gia, người bệnh gút có thể uống được sữa ensure nhưng phải uống với liều lượng thích hợp. Chỉ nên sử dụng 1 – 2 ly mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh để tránh ảnh hưởng.
Sữa tách béo, sữa chua
Nên chọn các loại sữa động vật như sữa bò và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai để bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể mà không sợ gia tăng lượng acid uric trong máu. Ngoài ra, nên sử dụng sữa tách, không đường hoặc ít đường để bảo vệ cơ thể.
Sữa chua có công dụng rất tốt cho người bệnh gút vì được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên nên có chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho cơ thể. Các vi khuẩn này có khả năng hỗ trợ cơ thể chuyển hóa đường đa thành đường đơn, chuyển hóa một phần đạm trong sữa thành axit amin, pepton. Đặc biệt, sữa chua còn có tác dụng loại bỏ một phần acid uric trong máu giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
Trên đây là giải đáp của Thuocdantoc về vấn đề: “Người bệnh gút có uống được sữa đậu nành không?”. Nhìn chung, người bệnh không nên uống loại sữa này, thay vào đó nên bổ sung các loại sữa khác có hàm lượng purin thấp hơn.
Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Thuocdantoc sẽ phản hồi sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!