Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường: Dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị!
Không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch, mắt, thận,… mà biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường cũng vô cùng nguy hiểm. Vậy cụ thể dấu hiệu nhận biết tình trạng trên là gì? Nên làm sao để phòng và điều trị? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh trả lời mọi thắc mắc.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh tiểu đường là gì?
Hay còn gọi là đái tháo đường. Đây là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể và được biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều hệ cơ quan.
Bệnh tiểu đường tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, thận, mắt, xương khớp, hệ thần kinh, biến chứng nhiễm trùng hay suy giảm chức năng sinh lý,… Vì vậy người bệnh cần đặc biệt lưu ý để điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường do đâu? Có nguy hiểm không?
Khi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương các mạch máu cung cấp đến dây thần kinh của cơ thể. Đồng thời, chúng có thể sản sinh ra những chất gây độc cho hệ thần kinh. Khi các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh bị tổn thương cũng ảnh hưởng đến sự cung cấp oxy và dưỡng chất và làm chậm tốc độ dẫn truyền tín hiệu, thậm chí mất hẳn truyền tín hiệu.
Có thể nói ảnh hưởng của tiểu đường đối với hệ thần kinh là vô cùng nguy hiểm. Trong thời gian dài, các dây thần kinh bị tổn thương sẽ ngày càng hư hỏng, mất cảm giác, thậm chí dẫn tới tê liệt. Vì vậy việc phòng hoặc nhận biết sớm giúp quá trình điều trị biến chứng tới hệ thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
Các loại biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường và dấu hiệu nhận biết
Bệnh thần kinh ngoại biên
Thông thường ở những vùng xa tim nhất trên cơ thể sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn. Chính vì vậy, biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường cũng khá phổ biến. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến bàn chân, cánh tay hay bàn tay với những dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Một số biểu hiện mà bạn nên lưu ý như:
- Tê, giảm nhận biết cảm giác đau, nóng lạnh, đặc biệt ở bàn chân.
- Cảm giác châm chích, bỏng rát ở bàn tay, bàn chân.
- Cảm giác đau buốt tay chân và thường tăng về đêm.
- Người bệnh cảm thấy đau mỗi khi bước đi.
- Ngoài ra, có thể gặp phải triệu chứng tăng cảm, dù chạm nhẹ bệnh nhân cũng cảm thấy đau rất nhiều.
- Yếu cơ và đi lại, hoạt động trở nên khó khăn.
- Loét chân, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân, đau ở xương khớp khi bệnh đã diễn tiến nặng,…
Thậm chí, nếu không được phát hiện kịp thời, biến chứng trở nặng và nhiễm trùng có thể phải cắt bỏ chi. Vì vậy người bệnh cần đặc biệt lưu ý!
Bệnh thần kinh tự chủ
Lượng đường huyết cao gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Đặc biệt, dây thần kinh tự chủ trong cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng, tổn thương có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề về tiêu hóa thức ăn, hô hấp, tiểu khó hoặc tiểu không kiểm soát. Thậm chí là các vấn đề tình dục, tuyến mồ hôi hay mắt,…
Triệu chứng bệnh cũng đa dạng theo từng mức độ nhẹ đến nặng và khác nhau ở từng vùng tổn thương, cụ thể:
- Ở hệ tiêu hóa: Tình trạng dạ dày co thắt chậm lại nên bệnh nhân hay cảm thấy đầy bụng sau khi ăn. Đồng thời, cảm giác nghẹn, nuốt khó, buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, táo bón hay tiêu chảy,… thường xuyên xuất hiện.
- Đối với hệ tim mạch: Nhịp tim biến động, bất thường khiến người bệnh chóng mặt, choáng váng, đôi khi ngất xỉu do huyết áp hạ thấ,… Đồng thời những cảm giác báo động đường huyết xuống thấp bị biến mất, người bệnh khó phát hiện và dễ tăng nguy cơ hôn mê, vô cùng nguy hiểm.
- Ở hệ niệu, sinh dục: Tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang (còn gọi là bàng quang thần kinh) lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
- Ở mắt: Có thể dẫn đến tình trạng đồng tử mất phản xạ với ánh sáng, bóng tối, hay bị chói mắt,…
- Với da: Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, rối loạn điều chỉnh thân nhiệt, nóng lạnh thất thường cũng là những dấu hiệu điển hình, phổ biến.
Người bệnh cần sớm nhận biết những dấu hiệu trên để sớm phát hiện loại biến chứng thần kinh mà bản thân gặp phải cũng như điều trị kịp thời.
Bệnh thần kinh khu trú
Thông thường loại này thường biến mất trong một vài tuần hay vài tháng và không có tổn thương lâu dài. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan. Chúng có biểu hiện điển hình như: không có khả năng tập trung, hoa mắt, đau sau mắt, liệt một bên mặt (liệt Bell), hội chứng ống cổ tay và đau theo vùng,… Đồng thời, các cơn đau có thể xuất hiện ở mặt trước của đùi, lưng, vùng xương chậu, ngực, bụng, bên trong bàn chân và cẳng chân khiến người bệnh vô cùng khó chịu và hạn chế vận động.
Bệnh rễ thần kinh
Là bệnh thường gặp ở những người mắc tiểu đường tuýp 2. Chúng gây ảnh hưởng chủ yếu đến hông, đùi, mông hoặc chân và thường bắt đầu ở một bên cơ thể với biểu hiện chân yếu và người bệnh nặng có thể bị mất trương lực cơ, đủ để không còn khả năng ngồi xuống và đứng dậy và cần sự trợ giúp. Đặc biệt, tổn thương thần kinh loại này thường gây đau đớn nghiêm trọng. Vì vậy đây là biến chứng gây ám ảnh lớn đến người bệnh.
Phòng ngừa và điều trị biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Người bệnh tiểu đường nên lưu ý phòng ngừa và điều trị dứt điểm biến chứng thần kinh do tiểu đường gây ra để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguy hiểm đến tính mạng.
Cách phòng ngừa biến chứng
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát và ổn định đường huyết là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bạn cần:
- Tuân thủ nghiêm túc chế độ ăn và tập luyện chuyên biệt, liệu trình điều trị, tái khám định kỳ.
- Thường xuyên tập luyện thể chất để duy trì cân nặng thích hợp.
- Tránh xa thuốc lá, bia, rượu.
- Nên theo dõi huyết áp, đường huyết của bản thân tại nhà.
- Chăm sóc bàn chân mỗi ngày.
- Chú ý đến những dấu hiệu bất thường để sớm phát hiện biến chứng.
Đồng thời, người bệnh nên kết hợp sử dụng một số thảo dược tự nhiên để điều hòa, ổn định đường huyết ở mức an toàn. Đây là cách giúp ngăn ngừa biến chứng và sống khỏe với bệnh tiểu đường.
Cách điều trị hiệu quả
Tuy nền y học ngày càng phát triển nhưng tính đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường cũng như các biến chứng thần kinh của nó. Chính vì vậy, quá trình điều trị chủ yếu là để kiểm soát tốt đường huyết, từ đó giúp làm chậm diễn tiến bệnh.
Trong một số trường hợp, khi người bệnh quá khó chịu hay đau đớn thì một số loại thuốc giảm đau thần kinh hay điều trị theo triệu chứng, phục hồi chức năng sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể.
Giảm đau với một số nhóm thuốc như:
- Thuốc chống động kinh: Pregabalin (Lyrica), Gabapentin (Neurontin)m Carbamazepine (Tegretol).
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitriptylin, desipramine, nortriptyline, imipramine.
- Thuốc giảm đau dạng tramadol, oxycodone (không thể dùng lâu dài).
- Miếng dán tẩm Lidocain: dùng để dán tại vùng đau.
Ngoài ra, người bệnh có thể giảm đau tạm thời do biến chứng thần kinh ngoại biên bằng cách kem thoa Capsaicin, Alpha-lipoic acid, châm cứu, điện xuyên da kích hoạt thần kinh,… cũng mang đến hiệu quả khá tốt.
Ngoài những cách điều trị trên thì người bệnh gặp phải biến chứng thần kinh nên lưu tâm đến chế độ ăn uống cũng như luyện tập đều đặn, đúng cách. Đặc biệt, duy trì tâm lý thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress,… sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất cho quá trình điều trị, nâng cao sức khỏe. Một số loại thảo dược tự nhiên như: dây thìa canh, cam thảo đất, lá neem Ấn Độ, khổ qua, hoài sơn,… giúp ổn định đường huyết cũng là gợi ý mà người bệnh nên thường xuyên sử dụng.
Phía trên là những gợi ý chúng tôi cung cấp về biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc thông tin để được chuyên gia của trung tâm thuocdantoc tư vấn chi tiết, miễn phí!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!